Đặc điểm của cây lựu hạnh
- Cũng như các cây lựu ăn quả khác, lựu hạnh là cây thân gỗ, chia nhiều cành tán, lá nhỏ, dài trung bình.
- Cây lựu hạnh cho hoa kép nhiều cánh nhưng không đậu quả. Hoa lựu hạnh nở quanh năm, hoa khá bền (khoảng 15 ngày). Đặc biệt mùa đông càng lạnh thì hoa càng đẹp, còn những nơi thiếu nắng thì cây lựu hạnh ít có khả năng ra hoa, nếu có thì hoa cũng sẽ xấu. Ở Việt Nam, cây lựu hạnh chỉ có duy nhất màu đỏ cam.
Bán cây lựu hạnh chơi hoa
- Là giống lựu chơi hoa, không kết quả nhưng hoa lại tuyệt đẹp. Mỗi bông hoa kết lại từ nhiều nhiều lớp cánh, tạo thành một khối hoa tròn um xinh xắn. Quá trình nở của hoa kéo dài, mỗi ngày hé thêm một chút xinh tươi. Từ khi ủ nụ tới lúc hơi hé cánh khoảng 6 - 7 ngày. Sau đó, hoa bung chầm chậm để đến khi thành một đóa tròn cưng rồi mới tàn dần. Đóa hoa khoe độ viên mãn trên cây chừng 10 ngày thì rụng cánh. Những bông hoa lấp ló từ sau tán lá xanh biếc, rồi bung tròn đỏ rực, như những đốm lửa thắp sáng cả không gian vườn bạn.
Ý nghĩa của cây lựu hạnh
- Trong phong thủy nhắc tới cây lựu, người ta sẽ nghĩ ngay tới những sự thịnh vượng đủ đầy. Điều này được thể hiện qua những chùm quả trĩu cây, mọng nước hoặc những chùm hoa đỏ rực sáng tươi như pháo nổ tưng bừng. Với ý nghĩa phong thủy và trang trí thì cây lựu bonsai là một trong những lựa chọn tuyệt vời.
Cây lựu hạnh bụi 1m
- Vì ý nghĩa đó, cây lựu được coi như một biểu tượng tốt đẹp. Cây thường được đặt ở trước nhà để hút tài lộc và xua đi những điều không may mắn. Không chỉ có ý nghĩa phong thủy, cây cũng đặc biệt được dùng để trang trí. Vào mùa hoa trái trĩu cành, có thể cắt những cành đẹp nhất đem vào trưng bày trong phòng khách.
- Cây lựu với rất nhiều công dụng tuyệt vời trong y học. Rễ, thân, lá đều được dùng làm dược liệu. Trong đó, vỏ quả lựu được sử dụng nhiều nhất. Quả có vị chua ngọt, vỏ quả chua sáp, vỏ rễ và vỏ thân đắng chát. Toàn bộ đều có tính ấm.
Cách trồng và cách chăm sóc cây lựu hạnh
- Điều kiện sinh thái: Trong điều kiện lý tưởng, lựu hạnh sẽ trở thành cây thân gỗ lâu năm với tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây rất khỏe, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc.
- Nắng sáng: Cây ưa nắng, sáng, thoáng gió. Có thể đặt lựu hạnh ở vị trí nắng nửa ngày hoặc thậm chí nắng từ sáng tới chiều càng tốt. Cần tưới nước đầy đủ cho cây và bổ sung các loại phân hữu cơ hoai mục để cây cho năng suất tốt nhất.
Cây lựu hạnh cao 2m
- Đất trồng: Cây lựu hạnh khá dễ tính. Chúng không đòi hỏi khắt khe về đất trồng. Gần như cây có thể phát triển tốt ở tất cả các vùng và với bất kỳ loại đất sẵn có. Tuy nhiên, nên trồng cây lựu hạnh trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất nhiều dinh dưỡng. Nhìn chung thì bất kỳ cây nào có nền tảng đất trồng dinh dưỡng vẫn sẽ cho năng suất cao hơn.
- Cây lựu hạnh không chịu được ứ nước. Vì vậy, nếu trồng trong chậu, tối ưu nhất là chuẩn bị giá thể tơi xốp. Có thể trộn thêm tro trấu và cám dừa, thêm lỗ thoát nước để giá thể luôn tơi thoáng.
- Bón phân cho cây lựu hạnh: Lưu ý với cây trồng trong chậu, nên hạn chế bón phân đạm vì đạm làm cành dài và ít hoa. Vào mùa sinh trưởng, nên bón định kỳ 15 – 20 ngày/ lần. Trước khi cây ra hoa, nên bổ sung phân có lượng P và K cao. Cuối mùa đông nên bỏ thêm phèn super phốt phát (P = phosphate). Cách bón phân tốt nhất là chia làm nhiều lần, mỗi lần 1 lượng ít. Ngoài ra, nên có phần phân lót trong giá thể ngay khi trồng.
- Tỉa cành: Việc tỉa cành có 2 ý nghĩa quan trọng. Trước là tạo dáng đẹp cho cây lựu hạnh, tập trung phát triển các cành khỏe mạnh hơn. Sau là để thúc chồi khi đến kỳ ra hoa. Lúc này những chồi yếu và cành yếu cần được tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng cho đợt hoa đều, nhiều và đẹp nhất.