Cây rau lá lốt được gọi với rất nhiều cái tên như: lá lốp, tất bát,..được biết đến là loại rau dại phổ biến. Chúng thường mọc ở các tỉnh thành phía bắc, đặc biệt thường gặp ở những nơi ẩm ướt như ven bờ nước.
Tên khoa học: Piper lolot C
Họ thực vật: Hồ tiêu (Piperaceae)
Nguồn gốc: có nguồn gốc ở các nước Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia).
Chiều cao: từ 30 – 40cm.
Cây lá lốt có chứa tính ấm, chống hàn, giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp
Đặc điểm của cây rau lá lốt
Lá lốt là loại cây thân thảo đa niên, có thể mọc dại ở một số nơi và có sức sống rất mạnh mẽ. Khi non thân cây mọc thẳng, có rãnh dọc, khi trưởng thành thì lại phát triển theo chiều ngang, bò bám vào đất và lan ra rất rộng.
Lá của cây có màu xanh đậm, mọc so le với nhau, phần gần cuống cong, đầu nhọn, nhìn qua khá giống hình trái tim, mặt lá bóng mịn, gân mờ. Gân lá thường tỏa ra từ cuống giữa, cuống có bẹ ôm lấy thân. Mỗi lá có 5 gân chính, từ các gân chính lại tỏa ra nhiều gân nhỏ hơn. Lá có mùi thơm đặc trưng.
Hoa lá lốt màu trắng, mọc từ nách lá và mọc thành từng cụm bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Bông cái dài 1cm màu vàng, có lông, lá bắc tròn, bầu nhẵn hình trứng, vòi nhụy chẻ 3.
Quả lá lốp rất mọng, bên trong chứa một hạt nhỏ. Hiện nay, loại cây này phân bố chủ yếu ở các khu vực miền bắc, đặc biệt là ở nơi ẩm ướt lấy lá để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Lá lốt mang giá trị dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày
>>> Xem thêm: Cây thường xuân.
Các bài thuốc về cây lá lốt
Cây lá lốt góp mặt rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Cây có chứa tính ấm, chống hàn, giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh...Cây có thể thu hái và sơ chế vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đối với rễ cây thì thường được thu vào tháng 8 – tháng 9.
Các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng để trị bệnh. Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen.
Rễ và thân lá lốt 20g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g. Tất cả cắt ngắn, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 7 – 8 ngày để chữa phong thấp và đau nhức xương khớp.
Rễ cây kết hợp rễ bưởi , rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g tươi. Tất cả thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước, còn lại 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có thể chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt.
Lá cây vừa có thể dùng để làm rau ăn sống vừa có thể kết hợp với các loại thức ăn khác hay dùng làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc sử dụng lá cây như: Lá lốt 10 – 20g sắc uống chữa đầy bụng, nôn mửa. Lá lốt 40g, tán nhỏ uống 2g trước mỗi bữa ăn, với nước cơm chữa lợm giọng.
Lưu ý, những người bị đau dạ dày, táo bón không nên dùng bởi cây chứa tính hàn, có thể làm bệnh tình trở nặng.
Rất nhiều bài thuốc dân gian sử dụng cây lá lốt
Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt
Cây có thể được trồng từ hom nhánh hoặc thân mang rễ và trồng quanh năm.
Nên trồng cây ở nơi nhiều chân đất, nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có bóng cây mát, trồng ở nơi đất trống rộng để cây có khả năng phát triển rộng, có thể trồng dưới tán các cây to để tận dụng đất trống giữa các cây.
Về chế độ nước, cây cũng giống như cây bình an treo, yêu cầu tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần/ ngày, tưới nhẹ, đủ ẩm, không tưới quá nhiều gây ngập úng và thối rễ.
Cây ít gặp các vấn đề về sâu hại, có thể gặp một số tình trạng như cháy đầu lá phía dưới.
Bón phân để kích thích sự tăng trưởng và giúp cây có thể cho nhiều lá non hơn.
Cây lá lốt dễ trồng và dễ chăm sóc ngay tại nhà cho người yêu cây
Lá lốt phổ biến và được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Loại cây này dễ trồng và hoàn toàn không mất quá nhiều công sức chăm sóc, đặc biệt với những người bận rộn mà mong muốn có nguồn rau sạch cung cấp cho bữa ăn hàng ngày. Để tìm hiểu chi tiết về cây, vui lòng liên hệ ngay hotline/zalo: 0916.835.500- 0928.286.676 để được tư vấn thêm.