Cúc tần ấn độ khi phát triển sẽ tạo thành một tấm mành lớn xum xuê lá và dày khít có khả năng che nắng rất tốt cho không gian ban công gia đình. Cúc tần ấn độ thường được trồng trên cao để thân rũ xuống dưới, nên lựa chọn trồng trên tầng thượng là sự lựa chọn hợp lý.
>> Xem thêm: Tiểu Cảnh Trên Sân Thượng
Hình ảnh mới trồng xong cây cúc tần ấn độ trong chậu đá mài trên sân thượng
1. Thông tin về cây cúc tần ấn độ
- Tên thường gọi là cây cúc tần ấn độ
- Cách gọi khác như là cây leo rèm, cây mành trúc hoặc cây mành mành
- Tên gọi trong khoa học là Vernonia elliptica
- Họ thực vật Cúc (Asteraceae)
- Nguồn gốc: có xuất xứ đầu tiên tại Ấn Độ, Miến Điện Thái Lan và ngày nay được trồng rộng rãi ở Việt Nam.
Sở dĩ có tên cúc tần ấn độ là bởi chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ và ở Miến Điện Thái Lan
2. Đặc điểm của cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ có tốc độ sinh trưởng nhanh và cây ưa nắng, sống khỏe lâu năm.
Thân cây gỗ nhỏ leo, đường kính thân chỉ khoảng o,2-0,5cm và chiều dài thân lên tới 30m. Thân màu xanh và thường rũ xuống dưới
Lá nhỏ và dài từ 3-10cm, lá mọc đơn từ thân, mép lá nguyên màu xanh và mọc khỏe phủ xanh kín không gian
Hoa nhỏ thường rất khó phát hiện ra hoa cúc tần ấn độ, khi bạn trồng lâu năm thì cây mới ra hoa.
Khi cây phát triển tốt sẽ tạo thành một mảng mành xanh lớn buông rũ mềm mại
3. Ứng dụng của cây cúc tần ấn độ
Người ta thường trồng cúc tần ấn độ để mục đích che nắng giảm nhiệt độ của ngôi nhà rất hiệu quả, ngoài ra còn giúp cho không gian nhà bạn đẹp hơn, có thêm màu xanh tự nhiên gần gũi.
Với thân rũ nên thường được trồng trên sân thượng để rũ xuống tầng dưới, trồng tạo rèm đứng trong quán cà phê hay nhà hàng. Trồng trong cung cư cũng rất thích hợp.
Nếu bạn cần trồng cây cúc tần ấn độ trên sân thượng hãy liên hệ với cayvanphongdep nhé!
>> Xem thêm: Trồng Cây Trên Tầng Thượng
Bạn cần mua cây cúc tần ấn độ để trồng tầng thượng, ban công, nhà hàng quán cà phê hãy liên hệ với nhà vườn cayvanphongdep nhé!