- Tên gọi: hồng cổ Sapa
- Tên tiếng Anh: Mrs. B.R. Cant rose
- Được lai tạo bởi: Benjamin R. Cant & Sons tại Anh năm 1901
- Cây xanh Trung Nguyên bán cây hồng cổ sapa cao 50-60cm đến 1m hoặc hơn giá 190.000 đồng đổ lên.
Cây hoa hồng cổ sapa tree
Đặc điểm của cây hoa hồng cổ sapa
- Màu sắc hoa: hồng sen
- Bông: cỡ lớn (8 - 11cm)
- Mùi hương: Hồng cổ Sapa thơm nhẹ nhàng. Không phải thứ hương thơm nồng nặc mà đó là kiểu mùi trà xanh nhẹ nhàng có thể khiến con người ta cứ muốn tiến lại gần và hít hà mãi không thôi.
- Số lượng cánh: kép (17 - 25 cánh)
- Khả năng kháng bệnh: tốt
- Mùa hoa: quanh năm, lặp tốt 4 - 5 tuần/lứa. Không như các loại hồng ngoại, hoa hồng cổ Sapa chỉ tầm 4 - 5 tuần cho một lứa hoa tuỳ mùa. Mùa hè cây lặp nhanh hơn tầm 4 – 4,5 tuần/lứa, mùa đông 4,5 – 5 tuần/lứa. Hoa hồng cổ Sapa đỏ cực sai hoa, càng già càng sai hoa. Có những cây cổ thụ có thể lên tới hơn 1.000 bông/lần ra.
Hồng cổ sapa là giống hồng nội cho hoa quanh năm
Tác dụng của hoa hồng cổ Sapa
- Hoa hồng làm đẹp: Cánh hoa hồng cổ Sapa giàu vitamin C, A, D, E, nhóm B, nhóm K cùng nhiều khoáng chất khác có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp làm sạch và bổ sung dưỡng chất cho da. Cánh hồng cổ Sapa đỏ có thể được dùng để trị mụn. Cách trị mụn trứng cá rất đơn giản, trộn một muỗng nước hoa hồng cổ Sapa và nước cốt chanh, sau đó thấm nhẹ hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trong vòng 15 - 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Vài lần như vậy, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của làn da.
- Trồng trang trí sân vườn, ban công, sân thượng hay các công trình cùng các loại cây cảnh khác đều rực rỡ, tỏa hương và đem lại màu sắc riêng cho khu vườn.
Xem thêm giống hồng leo tường vy
Vườn hoa hồng cổ sapa
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ sapa
- Khi trồng chậu lưu ý trộn giá thể hoặc đất trồng hoa hồng tơi xốp và dinh dưỡng. Nếu trồng hoa hồng cổ Sapa trong chậu cần chú ý chọn cỡ chậu phù hợp với gốc và tán cây. Chậu cần có đủ lỗ thoát nước vì cây hoa hồng này không ưa sĩnh nước. Gía thể trồng cây cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm tốt, sạch nấm và mầm bệnh.
- Nắng sáng: Chọn chỗ trồng đủ 4 – 8 tiếng nắng một ngày. Điều kiện ánh sáng là vô cùng quan trọng, cần đảm bảo: cây của bạn đang được trồng ở nơi nhiều sáng nhất, thời gian sáng tối thiểu là 6-8h trên 1 ngày.
- Cắt tỉa: Trồng cây với mật độ thông thoáng để tránh lan bệnh từ cây này sang cây khác, cắt tỉa lá già, lá vàng, cành khô để hạn chế sâu bệnh hại. Thường xuyên vệ sinh khu vực trồng sạch sẽ giảm bớt nơi “ẩn nấp” của mầm bệnh. Cắt tỉa những mầm bệnh, cành răm của cây hoa để cây tập trung phát triển thân chính. Khi hoa tàn nên bấm tỉa để kích thích lên chồi đều (bấm xuống 2-3 nách lá). Sau khi bấm tỉa tầm 30-40 ngày Sapa sẽ ra lứa hoa mới.
- Phân bón: Các giống hồng cổ hợp với phân gà và bò hoai, việc bổ sung thêm chế phẩm đậu tương ngâm cũng góp phần cho hoa thơm và to đẹp.
- Sâu bệnh: Hoa hồng đào cổ Sapa khỏe, ít khi mắc các bệnh thường gặp của hoa hồng, nhưng với mùa đông xuân có thể gặp bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng trên hoa hồng cổ Sapa tương đối dễ trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Anvil, Daconil,... Phun tầm 2-3 lần, nhắc lại sau 2-3 ngày phun.