Cây hoa mắt nai còn có tên gọi khác là cây mắt nhung thuộc dạng thân cỏ, thân mọc thẳng đứng. Mắt nai mọc thành bụi nhỏ cao khoảng 15-40 cm, cây có khả năng phân cành mạnh, bộ tán tròn. Tuy là loài thân cỏ nhưng thân cành cứng khỏe, khả năng chống đổ cao sau mưa. Cây thuộc loại rễ chùm, bộ rễ khỏe, lan rộng theo chiều ngang mọc gần trên lớp đất mặt. Lá cây hoa mắt nai mọc đối có chiều dài 3 đến 6cm, có hình giáo, gốc hình tim, đầu thuôn, ở mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá dài. Lá có một ít lông tơ ở cả hai mặt, phiến lá màu xanh bóng. Cây có chiều cao khoảng 30 đến 50cm. Phần thân cây có lông màu trắng xám dễ gây ngứa khi sờ vào thường xuyên. Cây có hoa kích thước nhỏ màu trắng.
Cây mắt nai hoa nhiều màu thường được chọn làm cây công trình.
Đặc điểm cây mắt nai
Ánh sáng cho cây mắt nai:
Cây mắt nai là loại cây ưa nắng, nhưng cây cũng có thể sống trong bóng bán phần, chịu khắc nghiệt và hạn tốt. Bạn có thể trông cây mắt trên đất nghèo dinh dưỡng vì cây rất dễ sồng, tuy nhiên cây lại chịu úng rất kém, nếu bị ngập úng nước, rễ và thân cây sẽ bị thối rữa. Một đặc điểm nổi bật nữa đó là ít bị sâu bệnh nên khi trồng không cần dùng thuốc hóa học để trừ sâu. Vì vậy cây mắt nai được trồng rất nhiều tại công trình công viên, sân gold, ban công...
Nhiệt độ cho cây mắt nai:
Cây mắt nai là loại cây nhiệt đới nên có khả năng chịu đựng nhiệt độ rất tốt nên rất thích hợp trồng vào mùa hè. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển bình thường là từ 25-27 độ C, còn khi mới gieo hạt giống thì cần nhiệt độ thấp hơn từ 20 – 25 độ C.
Vì là một loại cây ưa nắng chịu nhiệt tốt, nên dù trồng trong điều kiện ánh sáng gay gắt, cây vẫn ra hoa đẹp. Nhưng cần lưu ý khi mới ươm mầm, cần để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào cây non, ươm cây ở những nơi thoáng, có mái che.
Lượng nước cho cây mắt nai:
Sau khi mọc thành cây non, cần chú ý tưới đẫm 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Khi tưới nên tưới nhẹ nhàng, tránh để bùn đất bắn lên mặt lá, và nên phủ một lớp rơm rạ mỏng lên mặt đất. Khi cây đã lớn, bạn không nên tưới quá nhiều, chỉ cần tưới nhẹ vào gốc mỗi sáng sớm.
Cây Mắt Nai được chọn làm cây công trình vì dễ chăm sóc
Cây Mắt Nai không kén đất, có thể trồng trên các loại đất khác nhau, loại đất thích hợp nhất cho cây là đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ, có độ pH từ 6 – 7. Cây Mắt Nai yêu cầu dinh dưỡng không cao, nếu việc bón lót đầy đủ bằng các loại phân hữu cơ hoại mục có tác dụng rất tốt đến sự phát triển cân đối giữa thân cành để tỷ lệ ra nụ, ra hoa nhiều.
Vụ trồng cây Mắt Nai
Vụ xuân hè: trồng tháng 3, 4, 5, thu hạt tháng 6, 7, 8.
Vụ hè thu: trồng tháng 6, 7, 8 thu hạt tháng 9, 10, 11
Vụ thu đông: trồng tháng 9 - 10 thu hạt tháng 11 – 12
Các bệnh thường gặp và cách phòng chống ở cây Mắt Nai
Bệnh phấn trắng:
Xuất hiện khi độ ẩm không khí cao cây có dấu hiệu vết bệnh dạng bột phấn màu xám trắng, bệnh này chủ yếu hại trên lá, khi nặng sẽ xuất hiện cả trên thân cành, hoa, bệnh này làm rụng lá, thối nụ, hoa không nở đượ.
Bọ trĩ:
Bệnh do bọ trĩ chích hút trên lá, khiến lá cuốn lại, gân co rúm, lá vàng khô và rụng đi làm cây chậm phát triển rồi chết.
Cách trị bệnh phấn trắng và bọ trĩ: phun thuốc trừ sâu Chesone 300 WP
Thuốc trị bệnh phấn trắng và bọ trĩ cho cây trồng
Bệnh gỉ sắt:
Xuất hiện khi nhiệt độ cao, mưa nhiều.Vết bệnh có dạng ổ nổi, màu da cam hoặc màu sắt gỉ, xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh này làm cháy lá, lá vàng, lá rụng sớm.
Cách trị: phun thuốc Zineb 80 WP liều lượng từ 20 – 50 g/bình 8 lít
Sâu vẽ bùa:
Phá hại nặng trên lá, biểu hiện là có những đường ngoằn nghèo trên lá, sâu vẽ bùa làm gân lá bị co rúm không quang hợp được.
Biện pháp: Dùng Arrivo hay Karate 2,5EC